10.14 XÁC ĐỊNH DUNG MÔI TỒN DƯ14 min read

duoc-dien-viet-nam

Quy trình mô tả trong phụ lục này được áp dụng để xác định dung môi tồn dư trong các trường hợp:

  1. Định tính dung môi nhóm 1 và dung môi nhóm 2 tồn dư trong dược chất, tá dược, hay dược phẩm;
  2. Thử giới hạn dung môi nhóm 1 và dung môi nhóm 2 khi chúng tồn tại trong dược chất, tá dược, hay dược phẩm;
  3. Định lượng dung môi nhóm 2 khi lượng tồn dư lớn hơn 1000 phần triệu (0,1 %) hoặc định lượng dung môi nhóm 3 tồn dư khi có yêu cầu.

Các dung môi tồn dư nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 được liệt kê tại các bảng trong Phụ lục 10.14.1 Quy định đối với tạp chất là dung môi tồn dư.

Chuyên luận này giới thiệu 3 cách pha mẫu thử và các điều kiện kỹ thuật tiêm pha hơi các mẫu thử hóa hơi lên hệ thống sắc ký khí. Sử dụng hai hệ sắc ký, hệ sắc ký A thường được chọn trước, còn hệ sắc ký B thường được dùng để củng cố kết quả phát hiện. Việc chọn cách pha mẫu thử tùy thuộc vào độ tan của mẫu thử. Trong một số ít trường hợp cách pha mẫu tùy thuộc dung môi tồn dư cần kiểm tra.

Các dung môi tồn dư sau đây không dễ dàng phát hiện được bằng các điều kiện tiêm pha hơi ghi trong chuyên luận này: fonnamid, 2-ethoxyethanol, 2-methoxyethanol, elhylen glycol, N-methylpyrrolidon và sulfolan. Phải áp dụng các qui trình khác thích hợp để kiểm tra sự tồn dư của các dung môi trên. Khi dùng qui trình của chuyên luận này để định lượng các dung môi tồn dư, phải tiến hành thẩm định qui trình.

Tiến hành

Thực nghiệm bằng phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2) với kỹ thuật tiêm pha hơi tĩnh (static head-space injection).

Pha mẫu thử

Cách 1: Dùng để kiểm tra dung môi tồn dư trong các chất tan trong nước.

Dung dịch mẫu thử (1): Hòa tan 0,200 g mẫu thử trong nước, pha loãng với nước tới 20,0ml.

Cách 2: Dùng để kiểm tra dung môi tồn dư trong các chất không tan trong nước.

Dung dịch mẫu thử (2): Hòa tan 0,200 g mẫu thử trong N,N-dimethylformamid (DMF) (TT), pha loãng tới 20,0ml với cùng dung môi.

Cách 3: Dùng để kiểm tra N,N-dimethylacetamid và/hoặc N,N-dimethylformamid khi biết rõ hoặc nghi ngờ có một hoặc cả hai dung môi này tồn dư trong mẫu thử.

Dung dịch mẫu thử (3): Hòa tan 0,200 g mẫu thử trong 1,3-dimethyl-2-imidazolidinon (DMI) và pha loãng đến 20.0ml với cùng dung môi.

Khi không có cách pha mẫu nào nêu trên phù hợp với mẫu thử, thì cách pha mẫu thử và điều kiện tiêm pha hơi tĩnh áp dụng phải được chứng minh là phù hợp.

Dung dịch dung môi (a): Hòa tan 1,0ml dung dịch dung môi tồn dư nhóm 1 chuẩn với 9ml dimethyl sulfoxid (TT) và pha loãng với nước thành 100ml. Pha loãng 1.0ml dung dịch này với nước thành 10,0ml.

Dung dịch dung môi (b): Hòa tan một lượng thích hợp dung môi tồn dư nhóm 2 trong dimethyl sulfoxid (TT). Pha loãng với nước thành 100,0ml. Tiếp tục pha loãng để thu được dung dịch có nồng độ bằng 1/20 giới hạn quy định tại Bảng 10.14.1-2 trong Phụ lục 10.14.1 Quy định đối với tạp chất là dung môi tồn dư.

Dung dịch dung môi (c): Hòa tan 1,00 g dung môi hoặc các dung môi có trong mẫu thử với dimethyl sulfoxid (TT) hoặc nước (nếu thích hợp), và pha loãng với nước thành 100.0ml. Tiếp tục pha loãng để thu được dung dịch có nồng độ bằng 1/20 giới hạn quy định tại Bảng 10.14.1-1 hoặc Bảng 10.14.1-2. trong Phụ lục 10.14.1 Qui định đối với tạp chất là dung môi tồn dư.

Dung dịch mẫu trắng: Chuẩn bị như cách pha dung dịch dung môi (c) nhưng không thêm dung môi cần xác định (để kiểm tra sự vắng mặt của các pic nhiễu).

Dung dịch thử: Lấy 5,0ml dung dịch mẫu thử và 1,0ml dung dịch mẫu trắng cho vào một lọ đựng mẫu tiêm. Dung dịch đối chiếu (a) (nhóm 1): Lấy 1,0ml dung dịch dung môi (a) và 5,0ml chất pha loãng thích hợp vào một lọ đựng mẫu tiêm.

Dung dịch đối chiếu (a1) (nhóm I): Lấy 1,0ml dung dịch dung môi (a) và 5,0ml dung dịch mẫu thử vào một lọ đựng mẫu đơn. Dung dịch đối chiếu (b) (nhóm 2): Lấy 1,0ml dung dịch dung môi (b) và 5,0ml chất pha loãng thích hợp vào một lọ đựng mẫu tiêm.

Dung dịch đối chiếu (c): Lấy 1,0ml dung dịch dung môi (c) và 5,0ml dung dịch mẫu thử vào một lọ đựng mẫu tiêm.

Dung dịch đối chiếu (d): Lấy 1,0ml dung dịch mẫu trắng và 5,0ml chất pha loãng thích hợp vào một lọ đựng mẫu tiêm. Đóng kín các lọ đựng mẫu tiêm nói trên bằng nút cao su có bao lớp polytetratluoroethylen và giữ bởi một vòng chụp ngoài bằng nhôm. Lắc mạnh để có một dung dịch đồng nhất.

Các điều kiện tiêm pha hơi tĩnh có thể dùng:

Thông số hoạt động

Cách pha mẫu

1

2

3

Nhiệt độ cân bằng (oC)

80

105

80

Thời gian cân bằng (min)

60 45

45

Nhiệt độ nóng chảy (oC)

85 110

105

Khí mang

Nitrogen hoặc heli dùng cho sắc ký khí ở áp suất thích hợp.

Thời gian điều áp (s)

30 30

30

Thể tích tiêm (ml) 1 1

1

 

Điều kiện sắc ký

Hệ sắc ký A

Cột mao quản thủy tinh hoặc cột có nòng rỗng, dài 30 m, đường kính trong 0.32mm hoặc 0.53mm được phủ bằng lớp các polymer liên kết mạng gồm polydimethylsiloxan 94 % và polycyanopropylphenylsiloxan 6 % (dày 1,8μm hoặc 3,0μm).

Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký khí hoặc heli dùng cho sắc ký khí, tỷ lệ chia dòng 1: 5, tốc độ dòng khoảng 35cm/s.

Detector ion hóa ngọn lửa có thể dùng detector khối phổ hoặc để phát hiện dung môi tồn dư nhóm 1 ở dạng hợp chất clor hóa có thể dùng detector thu (bắt) điện từ. Duy trì nhiệt độ cột ở 40°C trong 20 min, sau đó gia tăng nhiệt độ với tốc độ 10°C/min cho đến khi đạt 240°C, giữ ở 240°C trong 20 min. Nhiệt độ buồng tiêm 140°C, nhiệt độ detector 250°C.

Hệ sắc ký B

Cột mao quản thủy tinh hoặc cột có nòng rỗng, dài 30 m có đường kính trong 0,32mm hoặc 0,53mm, được phủ  macrogol 20 000 dày 0,25μm.

Khí mang: Nitrogen dùng cho Sắc ký khí hoặc heli dùng cho sắc ký khí, tỷ lệ chia dòng 1 : 5, tốc độ dòng khoảng 35cm/s.

Detector ion hóa ngọn lửa (có thể dùng detector khối phổ hoặc để phát hiện dung môi tồn dư nhóm 1 ở dạng hợp chất clorid có thể dùng detector thu (hắt) điện từ. Duy trì nhiệt độ cột ở 50 C trong 20 min, sau đó gia tăng nhiệt độ với tốc độ 6°C/min cho đến khi đạt 165°C. Giữ ở 165°C trong 20 min. Nhiệt độ buồng tiêm ở 140°C, nhiệt độ detector ở 250°C.

Phân tích trên hệ A.

Tiêm 1ml pha hơi của dung dịch đối chiếu (a), ghi sắc ký đồ ở các điều kiện sao cho có thể xác định được tỷ lệ tín hiệu nhiễu của 1,1,1-tricloroethan. Tỷ lệ tín hiệu nhiễu của 1,1,1-tricloroethan không được nhỏ hơn 5; xem sắc ký đồ tại Hình 10.14-1.

Tiêm 1ml pha hơi của dung dịch đối chiếu (a1). Pic của các dung môi nhóm 1 thường được phát hiện.

Tiêm 1ml pha hơi của dung dịch đối chiếu (b), ghi sắc ký đồ ở các điều kiện sao cho hệ số phân giải giữa acetonitril và methylen clorid có thể xác định được. Hệ sắc ký A sẽ thích hợp nếu hệ số phân giải giữa acetonitril và methylen clorid không nhỏ hơn 1,0 và sắc ký đồ có dạng như Hình 10.14-2.

Tiêm 1ml pha hơi của dung dịch thử lên cột phân tích của hệ A. Neu sac ký đồ thu được không có pic nào tương ứng với một trong các pic của những dung môi tồn dư trong sắc ký đồ cho bởi các dung dịch đối chiếu (a) và (b) thì mẫu thử đạt yêu cầu. Nếu sắc ký đồ của mẫu thử có pic tương ứng với pic của một trong những dung môi tồn dư trong sắc ký đồ cho bởi các dung dịch đối chiếu (a) và (b), thì phải tiếp tục phân tích trên hệ B.

Phân tích trên hệ B

Tiêm 1ml pha hơi của dung dịch đối chiếu (a) ghi sắc ký đồ ở các điều kiện sao cho có thể xác định được tỷ lệ tín hiệu/nhiễu của benzen. Tỷ lệ tín hiệu/nhiễu của benzen không được nhỏ hơn 5. Xem sắc ký đồ tại Hình 10.14-3.

Tiêm 1ml pha hơi của dung dịch đối chiếu (a1)- Pic của các dung môi nhóm 1 thường được phát hiện.

Tiêm 1ml pha hơi của dung dịch đối chiếu (b), ghi sắc ký đồ ở các điều kiện sao cho hệ số phân giải giữa acetonitril và tricloroethylen có thể xác định được. Hệ sắc ký B sẽ thích hợp nếu hệ số phân giải giữa aeetonitril và tricloroethylen không nhỏ hơn 1,0 và sắc ký đồ có dạng như Hình 10.14-4.

Tiêm 1ml pha hơi của dung dịch thử. Nếu sắc ký đồ thu được không có pic nào tương ứng với một trong các pic của dung môi tồn dư trong sắc ký đồ cho bởi các dung dịch đối chiếu (a) và (b) thì mẫu thử đạt yêu cầu. Nếu sắc ký đồ của mẫu thử có pic tương ứng với một trong những pic của dung môi tồn dư trong sắc ký đồ cho bởi các dung dịch đối chiếu (a) và (b) và phù hợp với kết quả phân tích trên hệ A thì tiến hành như sau:

Tiêm 1ml pha hơi của dung dịch đối chiếu (c) lên cột phân tích của hệ A hoặc B. Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic dung môi tồn dư (hay của các dung môi tồn dư) không dưới 50 % của thang đo.

Tiêm 1ml pha hơi của dung dịch đối chiếu (d) lên cột. Phải không có pic nhiễu nào được phát hiện. Tiêm 1,0ml pha hơi của dung dịch thử và 1,0ml pha hơi của dung dịch đối chiếu (c) lên cột. Tiêm lặp lại 2 lần nữa.

Diện tích pic trung bình của dung môi tồn dư trong sắc ký đồ cho bởi dung dịch thử không được lớn hơn một nửa (1/2) diện tích trung bình của pic tương ứng trong sắc ký đồ cho bởi dung dịch đối chiếu (c). Thử nghiệm chỉ có giá trị nếu độ lệch chuẩn mong đối của các hiệu số giữa ba cặp diện tích pic của chất phân tích thu được từ dung dịch đối chiếu (a) và dung dịch thử nhỏ hơn 15 %.Khi hàm lượng dung môi tồn dư thuộc nhóm 2 hoặc nhóm 3 ở mức 0,1 % hoặc lớn hơn thì có thể tiến hành định lượng bằng phương pháp thêm chuẩn.