Acetazolamid là N-(5-sulfamoyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl) acetamid, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C4H6N4O3S2, tính theo chế phẩm đã làm khô.
Tính chất
Bột kết tinh trắng hay gần như trắng. Đa hình.
Rất khó tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.
Định tính
Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:
Nhóm I: A, B.
Nhóm II: B, C, D.
A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acetazolamid chuẩn. Nếu phổ của chế phẩm ở trạng thái rắn khác với phổ của chất chuẩn, hòa tan riêng rẽ chế phẩm và chuẩn trong ethanol 96 % (TT), bốc hơi đến khô, chuẩn bị các mẫu đo mới dưới dạng đĩa nén và ghi phổ.
B. Hòa tan 30,0 mg chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT) (dung dịch A). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch A trong khoảng bước sóng từ 230 nm đến 260 nm, dung dịch có cực đại hấp thụ ở bước sóng 240 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng cực đại phải nằm trong khoảng từ 162 đến 176.
Pha loãng 25,0 ml dung dịch A thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,01M (TT). Đo phổ hấp thụ từ ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng từ 260 nm đến 350 nm, dung dịch có cực đại hấp thụ ờ bước sóng 292 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng cực đại phải nằm trong khoảng từ 570 đến 620.
C. Lấy khoảng 20 mg chế phẩm vào một ống nghiệm, thêm vào 4 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 0,2 g kẽm bột (TT). Đặt ngay một miếng giấy tẩm chì acetat (TT) lên miệng ống nghiệm. Miếng giấy sẽ có màu đen ánh nâu.
D. Hòa tan khoảng 25 mg chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 0,1 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 5 ml nước. Thêm 0,1 ml dung dịch đồng sulfat 10% (TT). Tủa màu xanh ánh lục được tạo thành.
Độ trong và màu sắc của dung dịch
Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Dung dịch này không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu V5 hoặc VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).
Tạp chất liên quan
Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).
Pha động: Acetonitril dùng trong phương pháp sắc ký – dung dịch kali dihydrophosphat 0,68 % (10 : 90).
Dung dịch thử: Hòa tan 40 mg chế phẩm trong pha động, pha loãng thành 100,0 ml với pha động.
Dung dịch đổi chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.
Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan acetazolamid chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, B, C, D, E và F) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml pha động.
Điều kiện sắc ký:
Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-cappecd propoxybenzen silica gel dùng cho sắc ký (4 µm).
Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 265 nm.
Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút.
Thể tích tiêm: 25 µl.
Cách tiến hành: Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3,5 lần thời gian lưu của acetazolamid.
Thời gian lưu tương đối so với acetazolamid (thời gian lưu khoảng 8 min) như sau: Tạp chất E khoảng 0,3; tạp chất D khoảng 0,4; tạp chất B khoảng 0,6; tạp chất C khoảng 1,4; tạp chất A khoảng 2,1; tạp chất F khoảng 2,6. Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo acetazolamid chuẩn để đánh giá tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định các pic tạp chất A, B, C, D, E và F.
Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất D và pic của tạp chất E ít nhất là 2,0.
Giới hạn:
Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất B là 2,3; tạp chất C là 2,6; tạp chất D là 1,6.
Tạp chất A, B, C, D, E, F, G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu ( 1) (0,15 %).
Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).
Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 6 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,6 %).
Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).
Ghi chú:
Tạp chất A: N-(5-cloro-1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamid.
Tạp chất B: N-(1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamid
Tạp chấí C: N-(5-sulfanyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamid.
Tạp chất D: 5-amino-1,3,4-thiadiazol-2-sulfonamid.
Tạp chất E: Acid 5-acetamido-1,3,4-thiadiazol-2-sulfonic.
Tạp chất F: N-[5-[(5-acetamido-1,3,4-thiadiazol-2-yl)sulfonyl] sulfamoyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl]acetamid.
Tạp chất G: 5-amino-1,3,4-thiadiazol-2-thiol.
Sulfat
Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.4.14).
Thêm 20 ml nước cất vào 0,4 g chế phẩm và hòa tan bằng cách đun nóng tới sôi. Làm nguội trong khi vẫn lắc liên tục và lọc. Lấy 15 ml dịch lọc tiến hành thử.
Kim loại nặng
Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).
Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2,0 ml dung dịch chỉ mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.
Mất khối lưọng do làm khô
Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).
(1,000 g; 105 °C)
Tro sulfat
Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2). Dùng 1,0 g chế phẩm.
Định lượng
Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 25 ml dimethylformamid (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N trong ethanol (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).
1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N trong ethanol (CĐ) tương đương với 22,22 mg C4H6N4O3S2.
Bảo quản
Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.
Loại thuốc
Thuốc điều trị glôcôm.
Chế phẩm
Thuốc tiêm, viên nén.