BẠCH THƯỢC3 min read

bach-thuoc

Tên gọi khác: Thược dược

Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall

Họ: Mao lương (Ranunculaceae)

Bạch thược là rễ phơi khô hay sấy khô của thược dược.

Mô tả

– Cây sống lâu năm, cao 50 – 80cm, rễ củ to, thân mọc thẳng đứng, không có lông.

– Lá mọc so le, xẻ sâu thành 3 – 7 thùy hình trứng dài 8 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm, mép nguyên, phía cuống hơi hồng

– Hoa rất to mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng. Mua hoa ở Trung Quốc vào các thành 5 – 7, mùa quả vào tháng 6 – 7.

Phân bố, thu hái, chế biến

– Phân bố: chủ yếu ở các tỉnh HẮC LONG GIANG, CAT LÂM, HÀ BẮC, LIÊU NINH, HÀ NAM, SƠN ĐÔNG, TRUNG QUỐC. Tại Việt Nam đã trồng ở Sapa vào năm 1960.

– Thu hái: sau 4 năm trồng mới bắt đầu thu hoạch. Đào rễ vào tháng 8 – 10.

– Chế biến: cắt bỏ thân rễ và rễ con, cạo, bỏ vỏ ngoài, đồ lên cho chín (thời gian đồ tùy theo rễ to nhỏ mà quyết định), sau khi đồ sửa lại cho thẳng và sấy phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong thược dược có tinh bột, tanin, canxi oxalat, một ít tinh dầu, acid benzoic (1,07%), nhựa, chất béo, chất nhầy. 

Tác dụng dược lý

Acid benzoic trong thược dược uống với liều cao có thể sinh co quắp, cuối cùng mê sảng và chết.

  • Tác dụng kháng sinh đối với vi trùng lỵ, thổ tả, tụ cầu, trực trùng, thương hàn, phế cầu, trực trùng bạch hầu. (báo cáo năm 1950 Lưu Quốc Thanh)
  • Nồng độ thấp có tác dụng chế, nồng độ cao lúc đầu có tác dụng hưng phấn, sau ức chế. Một số tác giả Nhật Bản thấy thược dược có tác dụng kích thích nhu động của dạ dày.

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo đông y: vị đắng, chua hơi hàn, vào 3 kinh can, tỳ, phế có tác dụng nhuận gan, làm hết đau, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu, dùng chữa đau bụng, tả lỵ, lưng ngực đau, kinh nguyệt không đều, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó.

Thược dược dùng làm thuốc giảm đau, thống kinh trong những bệnh đau bụng (do ruột co bóp quá mạnh), nhức đầu, chân tay nhức mỏi, còn dùng chữa phụ nữ bến kinh, xích bạch đới lâu năm không khỏi.

Ngày dùng: 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc.

(Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS Đỗ Tất Lợi)