CẤU TRÚC VÀ SINH LÝ LÀN DA15 min read

cau truc da

Cấu tạo các lớp tế bào da

Da là một bộ phận có cấu tạo rất chuyên biệt và phức tạp, được chia thành ba lớp: lớp biểu bì, lớp trung bì và hạ bì (còn được gọi là lớp mỡ dưới da). Da có nhiều loại tế bào khác nhau: tế bào sừng (keratinocyte), tế bào sắc tố (melanocyte), nguyên bào sợi và các tế bào miễn dịch (Langerhans, bạch cầu đơn nhân và tế bào mast). Ngoài cấu tạo tế bào, da còn có các thành phần phi tế bào đảm nhận cho sự linh hoạt và đàn hồi của da, đó là các yếu tố ngoại bào (ECM – extra cellular matrix). Các chức năng sinh lý quan trọng khác như hydrat hóa, điều chỉnh nhiệt độ và độ thấm của da phụ thuộc vào chức năng của các tế bào cụ thể và thành phần hóa học của ECM.

Lớp biểu bì

Lớp biểu bì là một phần của da có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đây là một lớp rất mỏng khoảng 25 đến 30 lớp tế bào, độ dày thay đổi từ 1,6 mm ở lòng bàn chân đến 0,04 mm ở mí mắt. Lớp biểu bì chứa nhiều tế bào, bao gồm tế bào sừng (keratinocyte) có quá trình sinh sản liên tục để thay thế tế bào chết, là nơi tương tác chủ yếu với các thành phần mỹ phẩm cũng như các quá trình làm sạch, tẩy tế bào chết, điều trị và dưỡng ẩm.

Hiểu biết về biểu bì là điều rất quan trọng cho sự thấm qua da của mỹ phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, cân bằng ẩm và sự xâm nhập của vi khuẩn. Tia UV, các tác nhân điều trị mụn, khói thuốc lá, ô nhiễm và tác nhân gây ung thư đều ảnh hưởng đến lớp này. Lớp biểu bì có khả năng bảo vệ và chống oxy hóa cao hơn so với lớp trung bì nhờ các yếu tố trung hòa gốc tự do thiết yếu như vitamin E, C và superoxide dismutase. Lớp này cũng chứa một lượng lớn glycosaminoglycan và ceramide.

Biểu bì được chia thành năm lớp nhỏ, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Tử bề mặt da xuống lớp trung bì, năm lớp này như sau:

  • Lớp vảy sừng (stratum corneum) 
  • Lớp bóng (stratum lucidum)
  • Lớp hat (stratum granulosum)
  • Lớp gai (stratum spinosum) 
  • Lớp đáy (stratum basale)

Trung bì

Trung bì nằm dưới lớp biểu bì, có độ dày thay đổi từ 3,0 mm ở trên lưng đến 0,3 mm trên mí mắt. Nó chứa các thành phần quan trọng nhất của da: collagen, elastin, nang lông, các tuyến đầu (bã nhờn), tuyến mồ hôi, mạch máu và dây thần kinh truyền cảm giác.

Lớp hạ bì (lớp mỡ dưới da)

Hạ bì là lớp sâu nhất trong cấu trúc da, cấu tạo chủ yếu là chất béo. Các thành phần khác là mô liên kết, các mạch máu lớn và dây thần kinh. Lớp này dày hơn so với lớp biểu bì và lớp trung bì, bà rất quan trọng để điều chỉnh nhiệt độ của da và thân người.

Phân loại da

Phân loại da theo tính chất da

Da bình thường

Da bình thường có độ ẩm tốt, đàn hồi, khả năng phục hồi cao, mềm, ẩm, đầy đặn, đẹp, da sáng lỗ chân lông nhỏ và vết nhăn mà. Ví dụ tốt nhất của da bình thường là của trẻ em từ khi sinh đến tuổi dậy thì.

Da bình thường cần được làm sạch buổi sáng và buổi tối, dưỡng ấm bảo vệ khỏi quá trình oxy hóa (do các gốc tự do, mặt trời) và tẩy tế bào chết định kỳ. Các loại kem dưỡng ẩm cho da này nên có chứa chất chống oxy hóa như vitamin E, C, idebenone hoặc coenzym Q10. Đối với làn da bình thường, chìa khóa để giữ làn da đẹp là phòng ngừa và kiểm soát tổn thương,

Da dầu

Da dầu là một tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây tăng tiết dầu nhờn. Hoạt động chủ yếu được kiểm soát bởi androgen. Da dầu có tính chất bóng nhờn, da dày, lỗ chân lông to. Da dầu có xu hướng dễ bị mụn hơn các loại da khác. Khí hậu nóng và ấm làm trầm trọng thêm tình trạng tiết dầu, làm cho da nhờn hơn. Da dầu có thể được phân loại thành hai loại nhỏ: da dầu do tuyến bã nhờn phì đại và da tăng tiết dầu do thiếu nước.

Da dầu cần được làm sạch với mỹ phẩm nhẹ dịu vào buổi sáng và tôi. Gel dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng ẩm không chứa dầu sẽ giúp da duy trì sự mềm mại và độ ẩm của nó. Tẩy tế bào chết là một bước quan trọng trong chăm sóc da dầu. Tẩy tế bào chết có thể chứa các thành phần alpha hydroxy acid (AHA), beta hydroxy acid (BHA) hoặc enzym thích hợp.

Da khô

Da khô là tình trạng thiếu ẩm tầng biểu bì, đặc biệt là lớp sừng, với hàm lượng ẩm <10%, làm bề mặt da dễ bong tróc, ngứa, sần sùi, thô ráp và đẩy nhanh tốc độ lão hóa. Có nhiều nguyên nhân gây khô da như: tuyến bã nhờn hoạt động kém, da không được cung cấp đủ ấm và hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da hoạt động không tốt (mất nước xuyên biểu H

Làn da khô nên bổ sung các sản phẩm dưỡng ẩm thân dầu cũng như những chất nuôi dưỡng và kích thích da sản xuất chất giữ ẩm tự nhiên. Bên cạnh đó, các thành phần cấp ẩm cho da như acid glycolic, acid lactic, glycerin, urea, acid hyaluronic, collagen thủy phân cũng rất cần thiết, giúp tăng cường khả năng giữ nước tự nhiên và duy trì độ ẩm trong da.

Da hỗn hợp

Da hỗn hợp là sự kết hợp giữa da dầu và da khô, thay đổi tùy theo thời tiết và vị trí trên da, được chia thành 2 nhóm:

  • Da hỗn hợp thay đổi theo mùa: da khô vào mùa nóng và đổ đầu vào mùa lạnh. Đây là dạng da dễ gặp tình trạng mất nước xuyên biểu bì, nên khi độ ẩm môi trường thấp, sẽ tăng tiết đầu để bảo vệ da tránh mất nước thêm. Da hỗn hợp dạng này cần có chế độ dưỡng ẩm phù hợp vào mùa lạnh.
  • Da thay đổi theo vị trí: đổ dầu vùng chữ T (trán, mũi) và khô vùng còn lại, đặc biệt khu vực 2 bên má. Với dạng này, da cần có chế độ chăm sóc kết hợp, lấy sạch dầu nhờn vùng chữ T và dưỡng ẩm cho vùng da còn lại.

Phân loại da theo độ nhạy quang (phân loại Fitzpatrick)

 

Loại da

Đặc điểm Khả năng bắt nắng
1 Da nhợt nhạt, tóc vàng hoe hoặc đỏ, đôi mắt sáng màu, thường có tàn nhang.

Dễ cháy nắng không bao giờ bị rám nắng, nguy cơ cao ung thư và tổn thương da.

2

Da trắng đôi mắt màu sáng tóc nhạt màu. Dễ bị bỏng nắng khó rám nắng nguy cơ cao ung thư và tổn thương da.
3 Loại da này rất phổ biến: da sáng màu mắt và màu tóc đa dạng.

Đôi khi bị cháy nắng chậm rám nắng dễ bị tăng/giảm sắc tố. Nguy cơ ung thư và tổn thương da trung bình.

4

Da nâu nhạt sắc tố trung bình đến nhiều. Ít khi bị bỏng nắng dễ rám nắng dễ bị tăng giảm sắc tố Nguy cơ ung thư và tổn thương da trung bình.
5 Da nâu, tóc đen, mắt nâu ít nhạy ánh sáng mặt trời

Da tối màu, không bị bỏng nắng cho bị tin nhan sắc và  dễ bị sẹo do điều trị hoặc tổn thương. Nguy cơ tổn hại tế bào  trung bình, nguy cơ này sinh các  vấn đề sắc tố do ánh sáng mặt trời thấp.

6

Da nâu sậm, mắt năm, ít nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Dễ rám nắng không bị bóng nắng để bị tăng giảm sắc tố, rất dễ bị sẹo do điều trị hoặc tổn thương Nguy cơ tổn hại tế bào trung bình, nguy cơ nảy sinh các vấn đề sắc tố do ánh sáng mặt trời thấp.

Sự hấp thu của mỹ phẩm qua da 

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu mỹ phẩm qua đại 

  • Kích thước phân tử (trọng lượng phân tử dưới 1000 Da xâm nhập dễ dàng vào da).
  • Các kênh hấp thu (lỗ chân lông, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn) • Độ hòa tan (hòa tan trong chất béo hoặc hòa tan trong nước)
  • Độ phân cực (tích điện âm hoặc dương)
  • Dung môi (ethanol, acetone, dimethylsulfoxide-DMSO) • Tác động lên rào cản vật lý da (tẩy da chết, siêu mài mòn…)
  • Bịt kín bề mặt da
  • Tác động của yếu tố bên ngoài: điện di, siêu âm,…

Có rất nhiều yếu tố giúp thúc đẩy hoặc ức chế sự thâm nhập thành phần của mỹ phẩm vào da. Da sống cho phép phân tử nhỏ vượt qua dễ dàng và ngăn sự thẩm thấu các thành phần có kích thước lớn. Một chất có kích thước phân tử nhỏ hơn 1000 Da có thể thâm nhập qua da. Để có thể thấm qua tế bào, thành phần này cần phải có kích thước nhỏ hơn 400 Da. Các chất có kích thước dưới 100 Da có thể đi vào dòng máu. Bên cạnh kích thước phân tử, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hấp thu các thành phần qua da, bao gồm cả nước, các thành phần tan trong nước và điện tích phân tử.

Thực tế, sự hấp thu của một hoạt chất trong một công thức với nhiều thành phần khác phức tạp hơn rất nhiều. Ví dụ, một thành phần có thể liên kết với các thành phần khác trong công thức làm tăng kích thước. Tiến hành các nghiên cứu lâm sàng và quan sát những thay đổi xảy ra trong da giúp hiểu rõ chính xác hơn về sự hấp thu của một thành phần trong sản phẩm cụ thể. Người ta không thể khẳng định rằng kích thước phân tử của một thành phần sẽ thúc đẩy hoặc ngăn chặn nó xâm nhập vào da. Peptide được cho là xâm nhập vào đa dựa trên kích thước của chúng. Peptide nói chung là nhóm liên kết của một vài acid amin (rất nhỏ) liên kết với một phân tử chất mang, chẳng hạn như acid palmitic để tăng sự ổn định.

Nhiều yếu tố khác không liên quan đến kích thước của một thành phần cũng có thể ảnh hưởng đến sự xâm nhập của sản phẩm. Ví dụ, cồn xuất hiện trong một số mỹ phẩm như toner và nhiều sản phẩm khác, có thể làm thay đổi độ hòa tan của một số thành phần, cho phép nhiều hợp chất hòa tan trong nước như acid lactic xâm nhập vào da. Phương pháp mài mòn da (dermabrasion) và thay da hóa học (peeling) làm loại bỏ phần lớn hay một phần lớp sừng cho phép các hoạt chất dễ thấm qua da hơn. Siêu âm, dòng điện nhẹ hoặc bao kín da (giấy bóng kính, băng dính hoặc miếng dán) tăng cường sự xâm nhập của sản phẩm vào da.

Gần đây nhất, liệu pháp ánh sáng, công nghệ nano đang được nghiên cứu để tác động lên sự xâm nhập của da và vận dụng để mạng lại những lợi ích khác nhau trong điều trị.