HỌC THUYẾT KINH LẠC8 min read

hinh 2

ĐẠI CƯƠNG

Thuyết Kinh lạc

Thuyết Kinh lạc là một bộ phận của lý luận cơ bản Đông y, nó chỉ đạo các khâu chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, chế thuốc, dùng thuốc, đặc biệt là châm cứu và xoa bóp. Người xưa nói “Nghề làm thuốc nếu không biết kinh lạc thì dễ sai lầm”.

Hệ Kinh lạc

Kinh là những đường chạy dọc cơ thể, là cái khung của hệ Kinh lạc, đi ở sâu, lạc là đường ngang, là cái lưới, đi ở nông. Kinh lạc toả khắp toàn thân, là đường vận hành của khí huyết, thực hiện sự cân bằng âm dương, liên kết các bộ phận trong cơ thể thành một khối thống nhất, chỉnh thể.

– Có 12 kinh chính gồm:

+ 3 kinh âm ở tay (Thủ tam âm); Thái Ám phế, Thiếu âm Tâm và Quyết âm Tâm bão.

+ 3 kinh dương ở tay (Thủ tam dương): Dương minh Đại trường, Thái dương Tiểu trưởng và Thiếu dương Tam tiêu.

+ 3 kinh âm ở chân (Túc tam âm): Thái âm Tý, Thiếu âm Thận và Quyết àm Can.

+ 3 kinh Dương ở chân (Túc tam dương): Dương minh Vị Thái dương, Bàng quang và Thiếu dương Đâm.

8 kinh mạch phụ Nhâm mạch, Đốc mạch, Xung mạch, Đối mạch. Âm duy, Dương, Dương kiểu.

– 12 kinh biệt tách ra từ 12 kinh chính.

– 12 kinh cân nối các đầu xương ở tứ chi với tạng phủ.

– 15 biệt lạc đi từ 14 kinh mạch biểu lý với nhau và 1 tổng lạc. Các biệt lạc lại phân ra các lạc nhỏ là tôn lạc, phủ lạc.

TÁC DỤNG CỦA KINH LẠC

Về sinh lý và bệnh lý

Kinh lạc là đường vận hành của khí huyết đi nuôi dưỡng cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Đồng thời kinh lạc cũng là đường xâm nhập và truyền dẫn bệnh tả vào cơ thể. Những rối loạn ở bệnh trong cơ thể cũng qua kinh lạc mà phản ảnh ra bên ngoài.

Ví dụ: Tạng phế bị bệnh sẽ thể hiện đau vùng ngực và đọc theo đường đi của kinh phế, tạng can bị bệnh thường đau 2 bên mạng sườn là nơi kinh can tỏa ra ở đó.

Về chẩn đoán và chữa bệnh

Dựa vào vị trí đau có thể biết kinh nào hoặc tạng phủ nào bị bệnh (Kinh lạc chẩn). Đau đầu phía trán thuộc kinh Dương minh, đau đầu 2 bên thái dương thuộc kinh Thiếu dương, đau đầu phía chấm gáy thuộc kinh Thái dương, đau đỉnh dầu thuộc kinh Quyết âm Can.

Dựa vào những biến đổi bất thường trên vùng kinh đi qua như thay đổi màu da, thay đổi cảm giác, thay đổi điện trở, ta có thể dữ liệu để chẩn đoán bệnh.

Trong điều trị, kinh lạc là đường dẫn truyền các dạng kích thích dùng trong châm cứu như cơ học (châm, bấm) lý học (xung điện, tia lade), hóa học (thuốc tiêm). Kinh lạc cũng là đường dẫn truyền tác dụng của các thuốc uống vào tạng phủ nhất định (qui kinh của các vị thuốc).

Kinh lạc sở quá, chủ trị sở cập

(Kinh lạc đi qua vùng nào, có tác dụng chữa bệnh tại vùng đó).

TUẦN HOÀN KINH MẠCH

Đường tuần hoàn kinh mạch thể hiện mối quan hệ bên trong và bên ngoài cơ thể (biểu, lý), quan hệ giữa các dụng phủ

Hướng đi khái quát của 12 đường kinh chính (H.1)

– 3 kinh âm ở tay đều từ các tạng trong ngực đi ra các ngón tay.

– 3 kinh dương ở tay tiếp nối từ các ngón tay đi tới một

– 3 kinh dương ở chân tiếp nối từ mặt đi xuống các ngón chân.

– 3 kính âm ở chân từ ngôn chân đi lên các tạng.

Sơ đồ tuần hoàn kinh khí (H.2)

Nhận xét:

Các kinh dương nối tiếp nhau ở vùng mặt

Các kinh âm nối tiếp nhau trong tạng

Kinh âm và kinh dương nối tiếp nhau ở đầu chi.

Tuần hoàn Nhâm, Đốc

Mạch Nhâm và mạch Đốc chạy dọc giữa thân mình tạo thành một vòng tiểu tuần hoàn kinh khí

Mach Đốc

Bắt đầu từ huyệt Hội âm đi ngược lên phía sau dọc giữa cột sống, gáy, đỉnh đầu vòng xuống dọc sống mũi, rãnh nhân trung vào giữa lợi răng cửa hàm trên và nối với mạch Nhâm. Mạch Đốc quản hoạt động của các kinh dương.”

Mạch Nhâm

Bắt đầu từ vùng Hội âm, ngược lên phía trước, dọc theo đường giữa bụng ngực, cổ, hõm môi dưới, vòng quanh miệng rồi vào 2 mắt liên lạc với gốc lưỡi. Mạch Nhâm đảm nhiệm hoạt động của các kinh âm.

TÊN ĐƯỜNG KINH VÀ MÃ HOÁ TÊN ĐƯỜNG KINH

Tên đường kinh

Tên đầy đủ của một đường kinh gồm 3 phần:

Tính chất âm dương của đường kinh

– Kinh đương gồm Dương minh. Thái dương. Thiếu dương

– Kinh âm gồm: Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm.

Tên tặng hoặc phủ chủ quản của đường kinh

Ở chân hay ở tay nơi đường kinh bắt đầu hoặc tận cùng

Ví dụ:

– Kinh Thái âm Phế ở tay (Thủ Thái âm Phế kinh) gọi tắt là kinh Phế hoặc kinh Thái âm tay.

– Kinh Dương minh Vị ở chân (Túc Dương minh Vị kinh) gọi tắt là kinh Vị hoặc kinh Dương minh chân.

Mã hoá tên đường kinh

Để Quốc tế hoá châm cứu, tiện cho việc thông tin trao đổi về châm cứu. người ta mã hoá tên đường kinh. Có nhiều cách mã hoá.

Dựa theo vòng tuần hoàn kinh khí, dùng số la mã để chỉ tên huyệt.

Bắt đầu từ kinh Phế là I, rồi lần lượt các kinh tiếp theo tận cũng là mạch Nhâm XIV

Lấy chữ đầu viết hoa của tên tạng phủ.

Ví dụ người Pháp P là kinh Phế (viết tắt của poumon là phổi) nhưng người anh kinh Phế mã số là Lu (viết tắt của Lungo là phổi). Như vậy mỗi quốc gia lại có mã số riêng. Gần đây tổ chức y tế thế giới đề nghị dùng mã số theo tiếng anh. Bệnh viện Châm cứu trung ương dùng mã số theo tiếng Pháp.