ĐẠI CƯƠNG
Học thuyết Ngũ hành
Học thuyết Ngũ hành là triết học cổ đại của phương Đông giải thích mỗi quan hệ hữu cơ giữa các sự vật trong quá trình vận động và biến hoá.
Trong y học cổ truyền phương Đông, học thuyết Ngũ hành cùng học thuyết. Âm dương là các học thuyết cơ bản chỉ đạo toàn bộ cơ sở lý luận của y học cổ truyền.
Ngũ hành
Ngũ hành là 5 nhóm vật chất, là 5 dạng vận động phổ biến của vật chất, là 5 thành tố có quan hệ tương tác với nhau. Mỗi hành có những thuộc tỉnh riêng và được đặt tên của một loại vật chất tiêu biểu đó là:
Mộc: Cây cối
Hoả: Lửa
Thổ: Đất
Kim: Kim loại
Thuỷ: Nước
Thuộc tính của ngũ hành
Mỗi một hành (nhóm) có những thuộc tính chung:
– Hành Mộc: Phát động, phát sinh, vươn toả.
– Hành Hoả: Phát nhiệt, tiến triển, bốc lên.
– Hành Thổ: Xuất tiết, ôn hoà, nhu dưỡng.
– Hành Kim: Thu liễm, co cứng, lắng đọng.
– Hành Thủy: Tàng giữ, mềm mại, đi xuống.
Qui loại theo ngũ hành
Các vật chất, các hiện tượng, các dạng vận động được xếp vào hành nào đó, sẽ mang thuộc tính chung của hành đó và cũng có những mối quan hệ đặc biệt. Thí dụ: Thuộc tính chung của hành Hoả là nóng, bốc lên, phát triển mạnh mẽ nên thuộc mùa hạ, phương Nam, mầu đỏ; tạng tâm được xếp vào hành hoả.
Bảng qui loại ngũ hành
|
Trong cơ thể | Ngoài tự nhiên | |||||||||
Tạng | Phủ | Khiếu | Thể | Tính | Mùa | Khí | Màu | Vị | Luật |
Hướng |
|
Mộc |
Can | Đởm | Mắt | Cân | Giận | Xuân | Phong | Xanh | Chua | Sinh | Đông |
Hỏa | Tâm | Tiểu trường | Lưỡi | Mạch | Mừng | Hạ | Nhiệt | Đỏ | Đắng | Trưởng |
Nam |
Thổ |
Tỳ | Vị | Môi miệng | Cơ | Lo | Cuối hạ | Thấp | Vàng | Ngọt | Hóa | Trung tâm |
Kim | Phế | Đại trường | Mũi | Da, lông | Buồn | Thu | Táo | Trắng | Cay | Thu liễm |
Tây |
Thủy |
Thận | Bàng quang | Tai, nhị âm | Xương | Sợ | Đông | Hàn | Đen | Mặn | Tàng | Bắc |
QUI LUẬT CỦA NGŨ HÀNH
Vật chất luôn vận động, trong quá trình vận động các vật luôn tác động lẫn -hau. Mỗi vật thể đều chịu tác động của hai nguồn lực đối lập, thúc đẩy và kìm hãm.
Qui luật tương sinh, tương khắc
Trong tình trạng hoạt động bình thường, Ngũ hành vừa tương sinh lại vừa tương khắc để giữ cân bằng, hài hoà giữa các sự vật liên quan. Nếu chỉ sinh mà không có khắc sẽ dẫn đến tình trạng phát triển quá mức, phá vỡ sự cân bằng tự nhiên. Nếu chỉ khắc mà không sinh sẽ dẫn đến suy thoái, tàn lụi cũng phá vỡ sự cân bằng tự nhiên.
Ngũ hành tương sinh
Tương sinh là giúp đỡ thúc đẩy, nuôi dưỡng. Hành sinh ra hành khác gọi là hành mẹ, hành được sinh ra gọi là hành con. Mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc. Mộc là mẹ của hoa và là con của thủy.
Ngũ hành tương khắc
Tương khắc là ngăn cản, kiểm chế, giám sát.
Mộc khắc thổ,
Thổ khắc thụy,
Thuỷ khắc hoả,
Hoả khắc kim,
Kim khắc mộc,
Qui luật tương thừa, tương vũ
Khi tương sinh, tương khắc bị rối loạn sẽ chuyển thành tương thừa, tưởng vũ.
Ngũ hành tương thừa
Tương thừa là khắc quá mạnh làm ngưng trệ hoạt động của hành bị khắc.
Ví dụ: Trong điều kiện sinh lý bình thường, can mộc khắc tỳ thổ. Khi can mộc căng thẳng quá mức sẽ “thừa” tỳ, làm cho tỳ thổ sinh bệnh. Trường hợp này biểu hiện ở cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm dạ dày do yếu tố thần kinh căng thẳng. Y học cổ truyền gọi là chứng Can thừa tỷ hoặc Can khí phạm vi.
Ngũ hành tương vũ
Tương vũ là phản đối, chống lại. Trường hợp hành khác quá yếu, không kiềm chế được hành bị khắc để hành này phản vũ lại, gây bệnh cho hành khắc.
Ví dụ: Bình thường tỳ thổ khắc thận thuỷ. Trường hợp tỷ thổ bị suy yếu, thận thuỷ sẽ phản vũ lại. Trường hợp này gặp trong phủ do suy dinh dưỡng (Do thiếu ăn và bệnh đường tiêu hoá mạn tính không hấp thu được dinh dưỡng).
ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Học thuyết Ngũ hành là nền tảng tư duy và hành động của y học cổ truyền, được ứng dụng trong khám bệnh, chấn đoán bệnh, chữa bệnh và tìm thuốc, chế thuốc.
Khám bệnh
Dựa vào bảng qui loại ngũ hành ta thu được những triệu chứng gợi ý như
– Nhìn màu sắc da: da xanh liên quan đến can, huyết
– Da sạm đen liên quan đến thận
– Da vàng liên quan đến bệnh của tạng tỷ
– Do đỏ hồng liên quan đến tâm, hoả nhiệt
– Hay cáu gắt, giận dữ liên quan bệnh can
– Vui mừng, cười hát thái quả, bệnh của tâm
– Nộ thương can (giận dữ tổn hại can)
– Hỷ thương tâm (vui mừng thái quá hại tâm)
– Bi thương phế (buồn quả hại phê)
– Ưu tư thương tỳ (lo nghĩ nhiều hại tỳ)
– Kinh khủng thương thận (sợ hãi quá hại thận).
Chẩn bệnh
Tìm căn nguyên bệnh: Triệu chứng bệnh thể hiện ra chủ yếu ở một tạng, –ưng nguyên nhân có thể do các tạng khác gây ra.
– Chính tả: Nguyên nhân chính do tại tạng đó. Ví như chứng mất ngủ do Tâm huyết hư, Tâm hoa vượng.
– Hư từ: Nguyên nhân từ tạng mẹ đưa đến. Ví như chứng nhức đầu choáng vắng do Can hoả vượng. Nguyên nhân do Thận âm hư nên phải bổ thận và bình can.
– Thực là: nguyên nhân từ tạng con. Ví như chứng khó thở, triệu chứng bệnh ở tạng phế. Nếu khó thở do phù nề, nguyên nhân từ tạng thận. Phép chữa phải tả thận (lợi tiểu) bình suyễn.
– Vì tả: Nguyên nhân từ tạng khắc. Ví dụ chứng đau thượng vị (viêm loét dạ dày) do can khí phạm vị. Phép chữa phải là sơ can hoà vị.
– Tặc tả: Nguyên nhân từ hành bị khác. Ví dụ chứng phù dinh dưỡng, thận thuỷ áp đảo lại tạng tỷ gây phù. Phép chữa phải tả thận bổ tỷ.
Chữa bệnh
Dựa vào quan hệ ngũ hành sinh khắc ta có nguyên tắc:
Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con.
Ví dụ: chứng Phế hư (lao phổi, tâm phế mạn), pháp chữa là bổ tỷ vì tạng tỷ là mẹ của tạng phế.
– Dựa vào quan hệ ngũ hành tương thừa, tương vũ.
– Tương thừa: Bệnh do tạng khắc quá mạnh mà gây bệnh cho tang bị khắc (vi tà) ta phải vừa tả tạng khắc Vi ta), vừa phải nâng đỡ tạng bệnh (Xem vị là ở trên).
– Tương vũ: Do tạng bị khắc phản vũ lại nên phép chữa phải tả tạng phản vũ (tặc tà) đồng thời nâng đỡ tạng bệnh (Xem tặc tà ở trên).
Bảo chế
Qui kinh: Sử dụng cho một vị thuốc thường dựa vào màu và vị của nó có quan hệ với tạng phủ trong cùng hành đó.
+ Vị ngọt, màu vàng quan hệ kinh Tỷ
+ Vị mặn, màu đen quan hệ kinh Thân
+ Vị cay, màu trắng quan hệ kinh Phế
+ Vị chua, màu xanh quan hệ kinh Can
+ Vị đắng, màu đỏ quan hệ kinh Tâm
Khi bào chế muốn dẫn thuộc vào kinh nào ta thường sao tẩm với phụ dược có cùng vị với kinh đó.
– Đưa thuốc vào tỷ thường sao tẩm với mật, đường.
– Dẫn thuốc vào thận thường sao tẩm với nước muối.
– Dẫn thuốc vào phế thường dùng rượu, nước gừng
– Dẫn thuốc vào can thường sao tẩm với giấm chua.
– Dẫn thuốc vào tâm thường sao tẩm với nước mặt đắng.
Tiết chế, dinh dưỡng
Trong ăn uống không nên dùng nhiều và kéo dài một loại, nên ăn tạp và thay đổi thức ăn vì:
+ Ngọt nhiều quá sẽ hại tỳ
+ Mặn nhiều quá sẽ hại thận
+ Cay nhiều quá sẽ hại phế
+ Đắng nhiều quá sẽ hại tâm
+ Chua nhiều quá sẽ hại can
– Khi bị bệnh, cần kiêng khem những thứ có cùng vị liên quan ngũ hành với tạng bệnh.
+ Bệnh thận không nên ăn nhiều muối mặn
+ Bệnh phế cần kiêng cay như tiêu, ớt, rượu
+ Bệnh về tiêu hoá nên kiêng ăn ngọt béo nhiều
KẾT LUẬN
Học thuyết Ngũ hành, cùng học thuyết Âm dương là nền tảng của y học cổ truyền, chỉ đạo xuyên suốt từ quá trình tư duy đến hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chế thuốc, dùng thuốc. Do vậy những thầy thuốc y học cổ truyền cần học tập và ứng dụng vào việc khám, chữa bệnh của bản thân.