ĐẠI CƯƠNG
Thuyết Thiên nhân hợp nhất còn gọi là thuyết Tam tài (Thiên – Địa – Nhân) huặc quan niệm chỉnh thể.
Người xưa quan niệm vũ trụ là một thể hoàn chỉnh, thống nhất, một chỉnh thể. Bản thân con người cũng là một vũ trụ nhỏ (Nhân thân tiểu thiên địa).
Thuyết Thiên nhân hợp nhất là quan điểm cơ bản của Đông y, nó chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình hoạt động của thầy thuốc y học cổ truyền.
Đác Uyn, nhà sinh vật học nổi tiếng ở thế kỷ 17 đã để xuất thuyết tiến hoá của sinh vật. Sự chọn lọc tự nhiên hay sự thích nghi với môi sinh của sinh vật là một qui luật.
PápLốp đã nhận định “Cơ thể động vật là một chỉnh thể và đã là chỉnh thể thì tất cả các bộ phận đều có liên quan và hỗ trợ nhau”.
Picato đã phát hiện nguyên sinh chất của mỗi loại tế bào trong cơ thể đều thích ứng với một điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… nó phản ứng nhạy bén với thay đổi của môi sinh như từ trường điện năng của trái đất với áp lực khí quyển với sự hoạt động của mặt trời. “Nguyên sinh chất trong tế bào đều có mối liên quan với vũ trụ.
Những phát hiện trên về mối tương quan giữa con người với môi sinh với vũ trụ đã chứng minh rõ thêm giá trị của học thuyết Thiên nhân hợp nhất.
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ CON NGƯỜI
Thời tiết và khí hậu
Trời có 6 khí là: Phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả.
Đất có 5 vị là: Chua, đắng, ngọt, cay, mặn.
Bình thường lục khí, ngũ vị là điều kiện cho cơ thể tồn tại và phát triển nhưng khi trái thường thì những yếu tố trên lại trở thành yếu tố gây bệnh.Ví dụ như gió mạnh qua sẽ là bảo tổ, lạnh quá làm nước hoa băng và khí huyết ngừng trẻ, nóng quá làm thuỷ dịch khô cạn…
Môi trường tự nhiện luôn biến động nên cơ thể phải thích nghĩ. Nếu khả năng thích nghỉ kém thì bệnh tật nảy sinh.
Nguồn nước
Nước rất cần cho sự sống, lượng nước phải đủ trong ăn uống và sinh hoạt. chất lượng nước phải trong sạch, không mang mầm bệnh, không có chất độc và phải dù các chất vi lượng cần thiết. Thiếu Fluor gây bệnh cho răng, thiếu lột sẽ sinh bướu cổ và đần độn…
Thổ nhưỡng
Vùng đất sinh sống ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Người ở miền núi cao phải thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu vùng cao. Người ở miền biển thích ứng với khí hậu vùng biển…
Do điều kiện lao động và sinh hoạt con người thưởng phải di chuyển nơi này đến nơi khác. Nếu khả năng thích nghi kém nhạy bén sẽ sinh bệnh.
Ngày nay khoa học và công nghệ phát triển mạnh, dân số gia tăng nhanh, môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nặng nề. Căn bằng sinh thái bị phá vỡ. Loài người phải đối mặt với những hiếm hoạ, thiên tai.
Vấn để bảo vệ môi sinh cân bằng và trong lành không còn là nhiệm vụ của từng cá thể trong cộng đồng của mỗi quốc gia riêng rẽ mà là của cả nhân loại, của từng cá thể trong cộng đồng của mỗi quốc gia riêng rẽ mà là của cả nhân loại, của cả cộng đồng thế giới.
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI
Con người không thể sống riêng lẻ, mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể gia đình và xã hội cũng là một yếu tố quan trọng đối với sức khoẻ.
Tổ chức xã hội và chế độ chính trị
Chế độ bình đẳng, dân chủ tạo cho đời sống tinh thần thoải mái. Mọi người được tự do phát huy tài năng và đóng góp cho xã hội. Ngược lại chế độ độc tài. phân biệt chủng tộc làm cho cuộc sống khổ cực, tinh thần căng thẳng, bệnh tật phát sinh.
Trình độ kinh tế và văn hoá
Dân trí thấp, Iao động cực nhọc, thu nhập thấp dẫn đến đời sống nghèo nàn. Ăn uống thiếu, nhà ở chật hẹp, tối tăm là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát sinh. Đồng thời những phong tục, tập quán cổ hủ, phản khoa học cũng là những nguyên nhân làm tổn hại sức khoẻ.
Gia đình
Gia đình là tổ ấm, nơi bảo dưỡng thể chất cũng như tinh thần. Một gia đình thuận hoà, hạnh phúc làm cho con người khoẻ mạnh, phát triển toàn diện. Ngược lại gia đình nghèo túng, bất hoà, đông con… là nguyên nhân gây bệnh.
Ngày nay quan hệ xã hội căng thẳng, tệ nạn xã hội phát triển nên các bệnh tâm cần phát sinh ngày càng nhiều.
ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC
Phòng bệnh
Đối với cá nhân
– Phải rèn luyện tính thích nghỉ nhanh nhạy với môi trường sống, với điều kiện sống, với nghề nghiệp.
– Do hậu quả sự tàn phá thiên nhiên, khí hậu thay đổi khác thường, nắng hạn kéo dài, lũ lụt lớn là nguyên nhân dịch bệnh. Con người càng phải tập luyện để tăng cường sức khoẻ, tăng cường sự thích nghi với môi trường luôn biến động.
Đối với cộng đồng
– Vận động mọi người giữ gìn sự trong sạch của môi sinh: trống nhiều cây xanh, giảm thái klhi độc làm hại bầu khí quyển.
– Chống văn hoá đổi truy, xoá bỏ dẫn những hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh.
– Tiêm chủng phòng dịch thường kỳ.
Khám và chữa bệnh
– Về khám bệnh:
Khám bệnh toàn diện, chú ý đến môi trường sống., đến điều kiện sinh hoạt và lao động của người bệnh, đến tập quán dân cư chú ý đến thời tiết khí hậu. Ví như mạch về mùa xuân hè thì phù, mạch về thu đông thì trầm đều là bình thường. Chú ý đến yếu tố dịch tễ, vì con người đều phải sống trong cộng đồng xã hội Trong một môi trường tự nhiên nhất định.
– Về chữa bệnh:
Chữa bệnh toàn diện, kết hợp thuốc với ăn uống, chăm sóc, thái độ của thầy thuốc
KẾT LUẬN
Học thuyết Thiên nhân hợp nhất là quan điểm phòng và chữa bệnh mang tính khoa học và hiện đại. Người thầy thuốc Đông y hoặc Tây y đều phải thực hiện; luôn quan sát người bệnh trong môi trường sống của họ và coi bản thân con người luôn là một khối chỉnh thể, khổng thể chỉ nhìn tách rời từng bộ phận.