PHỤC LINH3 min read

phuc-linh

Phục linh

Phục linh – Poria cocos (Schw.) Wolf., thuộc họ Nấm lỗ – Polyporaceae.

Mô tả: 

Nấm mọc hoại sinh trên rễ cây thông. 

Quả thể hình khối to, có thể nặng tới 5kg nhỏ cũng có thể bằng nắm tay, mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi hình bướu, cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn mẫu trắng hoặc hồng xám có khi có rễ thông ở giữa nấm.

Bộ phận dùng: 

Quả thể nằm – Poria, thường gọi là Phục linh. Thường người ta phân biệt loại màu trắng gọi là Bạch linh, loại hồng xám gọi là Phục linh, loại có rễ thông đâm xuyên giữa gọi là Phục thần.

Nơi sống và thu hái: 

Cây mọc trong rừng có thông, nằm sâu dưới một lớp đất mặt 20-30cm. Thường phát triển ở vùng núi hướng về phía mặt trời, khi hầu ấm áp, thoáng, độ cao trung bình, không bị gió bấc thổi, chất đất cát mịn tơi xốp. 

Đã tìm thấy ở Hà Giang, Thanh Hoá, Lâm Đồng, Gia Lai. Đang nghiên cứu trồng ở Sapa, Tam Đảo. 

Thu hoạch nấm vào tháng 10-11 sau tiết lập thu. Khi đào lên, người ta ngâm nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đổ lên, thái mỏng 2-3mm, phơi hay sấy khô. Khi dùng thì sắc với thuốc thang.

Thành phần hóa học: 

Trong quả thể Phục lính có acid pachymic, acid tumulosic, acid eburicoic, acid pinicolic, pachyman.

Tính vị, tác dụng: 

Vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, kiện tý, định tâm. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Được dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thăng, đầy trướng, ra chảy, tỷ hư ít ăn. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh. 

Liều dùng 9-15g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên. 

Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc:

  1. Chữa tim yếu hay hồi hộp, sợ hãi, ngủ không yêu, hay quên, mất trí, tinh thần suy nhược, ăn uống kém sụt, rũ mỏi thích nằm; Phục thần, Đằng sâm, Liên nhục, Long nhãn, Đại táo, đều 16g, Táo nhân sao, Viễn chỉ, Xương bồ đều 8g, sắc uống, hay tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 10-12g.
  2. Chữa phù thũng mắt, mặt, chân tay đều phủ, bụng trưởng. Vỏ Phục linh, vỏ Quýt cũ (Trần bì). vỏ quả Cau, vỏ rễ Dâu, vỏ Gừng sống, mỗi vị 15-20g hoặc thêm vỏ cây Dương, Mộc thông bằng các vị trên.